• Đặc sắc

    XU HƯỚNG và ƯU THẾ CỦA BITCOIN SO VỚI TIỀN THẬT

  • SW-Reg

    Nếu bạn muốn một cuộc sống hạnh phúc hãy buột nó vào mục tiêu. Nhấp vào Đây.

  • Login NEEW

    Nơi Thay Đổi Cuộc Sống...

  • Lãnh Tụ

    Ngài nhận giải Nobel hòa bình 1989

  • 10 thg 11, 2016

    BITCOIN

    Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, BitcoinSign.svg) là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân cấp, được phát hành bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở[9] từ năm 2009[2]. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào[10]

    Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: Không có một ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet[11]. Sự cung ứng Bitcoin là tự động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin được cấp tới các máy tính "đào" Bitcoin để trả công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán trong mạng ngang hàng - được gọi là blockchain. Cuốn sổ cái này sử dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi[5]

    Phí giao dịch có thể áp dụng cho giao dịch mới tùy thuộc vào nguồn tài nguyên của mạng. Ngoài phí giao dịch, các thợ đào còn được trả công cho việc mã hoá các khối (block) nhật ký giao dịch. Cứ mỗi 10 phút, một khối mới được tạo ra kèm theo một lượng Bitcoin được cấp phát. Số bitcoin được cấp cho mỗi khối phụ thuộc vào thời gian hoạt động của mạng lưới. Hiện tại, vào tháng 7 năm 2016, 12,5 bitcoin được cấp phát cho mỗi khối mới. Tốc độ lạm phát sẽ giảm một nửa còn 6,25 bitcoin vào tháng 7 năm 2020 và tiếp tục giảm một nửa sau mỗi chu kỳ 4 năm cho tới khi có tổng cộng 21 triệu Bitcoin được phát hành vào năm 2140[2][12]. Ngoài việc đào Bitcoin, người dùng có thể có Bitcoin bằng cách trao đổi lấy Bitcoin khi bán tiền tệ, hàng hoá, hoặc dịch vụ khác.


    Bitcoin là loại tiền mã hoá điển hình nhất, ra đời đầu tiên, và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử.[4][13] Các doanh nghiệp có xu hướng muốn thanh toán bằng Bitcoin để giảm thiểu chi phí. Đến tháng 6 năm 2016, lượng tiền cơ sở của Bitcoin được định giá khoảng 12 tỷ đô la Mỹ - là loại tiền mã hóa có giá trị thị trường lớn nhất.[14][15] Những biến động lớn trong giá trị của mỗi bitcoin đã tạo nên những lời chỉ trích về tính phù hợp kinh tế của Bitcoin như là một loại tiền tệ.[16]
    Lưu ý rằng, thuật ngữ Bitcoin được viết hoa khi nhắc tới như một giao thức, phần mềm, hoặc cộng đồng và được viết thường khi được nhắc tới như một đơn vị tiền tệ.
    1/ THIẾT KẾ 
    Tích hợp sẵn trong giao thức Bitcoin là công nghệ blockchain. Tất cả giao dịch mua và bán đều được cập nhật trên hệ thống lưu trữ máy tính ngang hàng, được gọi là blockchain (chuỗi khối) - là một cuốn sổ cái ghi lại số dư của mỗi tài khoản và lịch sử tất cả tài khoản tham gia giao dịch trước đó.
    1.1 Blockchain - chuổi khối 
    Mọi dữ liệu trên mạng Internet đều rất dễ dàng bị sao chép, mỗi giao dịch Bitcoin cũng chỉ là một tập tin. Bình thường, khi giao dịch trực tuyến, chúng ta sẽ cần đến một bên trung gian thứ ba mà chúng ta tin tưởng (ví dụ: công ty Paypal, công ty Ngân Lượng, Ngân hàng Vietcombank,...) với một cơ sở dữ liệu tập trung để xác minh giao dịch nhằm chống gian lận khi kẻ gian sử dụng lại tập tin này nhiều lần. Công nghệ blockchain đã giải quyết được bài toán này (double-spending) mà không cần tới bên trung gian thứ ba tin cậy. Blockchain là một cuốn sổ cái ghi lại tất cả các giao dịch. Dữ liệu trong cuốn sổ cái liên tục được mạng lưới máy tính ngang hàng trên thế giới cập nhật và bảo trì. Giao dịch khi A gửi X bitcoin cho B được ghi lại trên toàn hệ thống, tất cả các máy tính trong mạng này sẽ xác minh và ghi lại giao dịch đó vào cuốn sổ cái rồi cấp phát dữ liệu này tới các máy tính khác. Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán vô chủ; các máy tính liên tục thực hiện việc kiểm toán độc lập bằng cách xác minh dữ liệu nhận tới và so sánh với chữ ký của giao dịch đó.
    Về công nghệ, các giao dịch được xác minh bởi thuật toán chữ ký số dựa trên đường cong Elliptic (ECDSA)[17] và được xác nhận bởi chuỗi các quá trình xử lý lần lượt các hàm băm SHA256 bởi các thợ đào Bitcoin. Mỗi khối trong blockchain chứa tất cả thông tin giao dịch trong khối đó trong 1 cây Merkle - là một cây nhị phân có thứ tự được xây dựng từ một dãy các đối tượng dữ liệu sử dụng hàm băm - để đạt hiệu quả cao trong việc lưu trữ và xác minh với lượng dữ liệu lớn các giao dịch. Khi có một giao dịch không hợp lệ, hệ thống sẽ loại bỏ nó bằng cách chọn theo số đông. Cách giải quyết về sự đồng thuận này của công nghệ blockchain là lời giải cho bài toán các vị tướng Byzantine trong ngành khoa học máy tính[18]. Càng có nhiều máy tính tham gia vào hệ thống ngang hàng cho blockchain thì sức mạnh xử lý và độ an toàn của hệ thống blockchain đó càng cao.
    Công nghệ blockchain có rất nhiều ứng dụng khác mà tiền tệ Bitcoin chỉ là một trong số đó, ví dụ: Ứng dụng cho việc đăng ký sử dụng đất đai, các loại công chứng, hợp đồng thông minh (tự động cho phép hoặc hủy giao dịch với một số điều kiện được lập trình sẵn), đăng ký tên miền, quy trình bỏ phiếu,... khi các thuật toán trở nên đáng tin cậy hơn các bên trung gian thứ ba (mà có thể không đáng tin cậy vì tệ nạn tham nhũng). Công nghệ blockchain cho phép những người lạ có thể giao dịch an toàn với nhau mà không cần tin tưởng nhau.
    1.2 Đào Bitcoin 
    Để có thể được cả mạng lưới chấp nhận, khối mới cần phải chứa bằng chứng công việc (proof of work). Proof of work yêu cầu thợ đào tìm kiếm một số nonce, mà khi nội dung của khối được hash (hàm băm mật mã học) cùng nonce, kết quả tạo ra một số nhỏ hơn số target của mạng lưới (số target càng nhỏ thì độ khó càng cao). Nói cách khác: Proof of work rất dễ cho các máy tính xác nhận, nhưng cực kỳ mất nhiều thời gian để có thể tạo ra. Thợ đào phải thử rất nhiều giá trị nonce khác nhau trước khi đạt được độ khó mà mạng lưới yêu cầu.
    Cứ mỗi 2016 khối được tạo ra (mất khoảng 14 ngày), độ khó lại được mạng lưới tự động tinh chỉnh dựa trên khả năng của toàn bộ mạng lưới, với mục đích là để giữ khoảng thời gian giữa các khối mới được tạo ra là 10 phút. Từ tháng 3 năm 2014 tới tháng 3 năm 2015, số lượng nonce trung bình mà máy đào phải hash thử trước khi tạo được ra khối mới đã tăng từ 16,4 tỷ tỷ lên 200,5 tỷ tỷ.
    Cách hệ thống proof of work hoạt động, kèm theo việc xâu chuỗi lại các khối khi dữ liệu của khối mới bao gồm hash của khối cũ, giúp cho việc thay đổi blockchain cực kỳ khó, khi mà kẻ tấn công cần phải thay đổi tất cả các khối phía sau để việc thay đổi một khối được chấp nhận. Điều này đòi hỏi kẻ tấn công cần có hơn 50% sức mạnh xử lý của toàn mạng Blockchain. Các khối mới liên tục được tạo ra, và độ khó của việc thay đổi 1 khối tăng dần theo thời gian với số lượng khối cần thay đổi (còn được gọi là mức xác thực của một khối - confirmations) tăng lên.[19]
    Trong thực tế, các thợ đào thường sẽ tham gia vào các mỏ đào lớn để tập hợp được khả năng tính toán của máy đào thành viên trong mỏ đó nhằm tăng tần suất tạo được ra khối mới, và sau đó tiền công sẽ được chia đều cho thành viên trong mỏ đào. Việc đào mỏ đã tạo ra một loạt công nghệ chuyên biệt để đào Bitcoin. Hiện tại, hệ thống đào Bitcoin hiệu quả nhất sử dụng vi mạch tích hợp chuyên dụng ASIC vì chúng xử lý tính toán số học nhanh hơn bộ vi xử lý máy tính (kể cả trong bo mạch đồ họa) mà lại khi sử dụng ít điện năng hơn.[20]
    1.3 Tài khoản
    Mỗi tài khoản Bitcoin được biểu diễn dưới dạng 1 địa chỉ Bitcoin - là 1 ví Bitcoin của người dùng. Mỗi địa chỉ Bitcoin bao gồm 1 cặp địa chỉ riêng tư (private key) và địa chỉ công khai (public key). Một địa chỉ có 160 bit dữ liệu, vì vậy có thể tạo ra tổng cộng 2160 địa chỉ Bitcoin - tương đương 1048 địa chỉ (để so sánh: Có tổng cộng khoảng 1047 phân tử nước trên trái đất). Ngoài ra địa chỉ còn bao gồm 4 byte checksum nên xác suất mạng lưới chấp nhận địa chỉ Bitcoin gõ sai cực kỳ thấp.
    Bất kỳ ai cũng có thể gửi Bitcoin đến một chiếc ví bằng địa chỉ công khai, còn khoá riêng tư phải được nhập khi chủ ví muốn gửi Bitcoin đi. Vì vậy, việc sở hữu Bitcoin được định nghĩa là sự nắm giữ khoá riêng tư của 1 địa chỉ Bitcoin. Một khi khoá riêng tư bị mất, mạng lưới Bitcoin sẽ không thể xác nhận được việc sở hữu số bitcoin đó, và số bitcoin trong địa chỉ đó sẽ vĩnh viễn bị mất. Ví cho phép người dùng hoàn tất thanh toán giữa các địa chỉ khác nhau bằng cách cập nhật vào blockchain. Khi thực hiện giao dịch bằng thiết bị di động, người dùng có thể sử dụng mã QR để đơn giản hoá quy trình thanh toán.
    Có nhiều loại công cụ quản lý Ví Bitcoin hiện hành. Điển hình: Ví trên nền tảng Web dễ sử dụng nhất, bao gồm: Coinbase, Blockchain.info, BitGo, Xapo; Ví phần mềm: Armory, Bitcoin Core, Multibit HD; Ví cho thiết bị di động: breadwallet, Mycellium; Ví phần cứng: Ledger, Trezor; Hoặc bạn có thể tự in ví giấy cho mình để cất trong tủ an toàn từ một trong các ví trên.[21]
    1.4 Giao dịch
    Một giao dịch là một sự dịch chuyển Bitcoin được phát tán tới mạng lưới Bitcoin và gom vào khối. Mỗi giao dịch đều bao gồm đầu vào (là đầu ra trong giao dịch cũ của số Bitcoin đó), đầu ra (chứa thông tin giao dịch) và một đoạn script chứa các điều kiện giao dịch. Đoạn script được viết bằng ngôn ngữ tương tự như ngôn ngữ Forth này được thiết kế một cách tối giản bởi Satoshi, là một chương trình không Turing-complete để tránh vòng lặp vô hạn. Việc sử dụng script trong giao dịch giúp tích hợp các tính năng nâng cao như hợp đồng thông minh, chỉ cho thanh toán nếu 2 trong 3 bên đồng ý. Giao dịch chỉ được mạng lưới chấp nhận cho vào khối nếu scriptSig kết hợp scriptPubKey trong chương trình đó trả về giá trị true và tổng giá trị trong đầu ra không cao hơn tổng giá trị đầu vào.
    1.5 Tính bảo mật
    Đã có nhiều vụ trộm Bitcoin thành công xảy ra nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là do nạn nhân để lộ khóa riêng tư cho hacker. Cho tới nay, giao thức Bitcoin vẫn chưa hề có lỗ hổng bảo mật nào để làm mất Bitcoin của người dùng mà không dùng đến khóa riêng tư.
    1.6 Tính riêng tư 
    Bitcoin là loại tiền tệ bán ẩn danh, tức là số tiền không gắn với thực thể trong thế giới thật, mà gắn với địa chỉ Bitcoin. Tuy chủ sở hữu địa chỉ Bitcoin không được xác định rõ ràng, nhưng bù lại các giao dịch lại được công khai. Ngoài ra, các giao dịch có thể được liên kết với cá nhân hoặc công ty thông qua việc phân tích dòng giao dịch (ví dụ: nếu các giao dịch chi tiêu từ nhiều nguồn đầu vào thì có thể các nguồn đó đều chung chủ) và kết hợp dữ liệu đến từ các nguồn đã được định danh (các sàn giao dịch Bitcoin có thể được yêu cầu lưu trữ thông tin cá nhân người sử dụng). Mặc dù vậy, cũng như tiền mặt, việc xác định địa chỉ Bitcoin nào gắn với người nào là tương đối khó. Để tăng tính riêng tư, mỗi giao dịch cần sử dụng một địa chỉ Bitcoin mới.
    1.7 Sự tiến hóa của phần mềm Bitcoin 
    Phần mềm Bitcoin được phát hành dưới dạng mã nguồn mở, tức là ai cũng có thể xem được mã nguồn và thay đổi nó. Khi có một tính năng mới cần đưa vào Bitcoin, nhà phát triển phần mềm sẽ đưa ra 1 BIP (Bitcoin Improvement Proposals), bao gồm 1 pull request trên Github. Người sử dụng sẽ bình chọn những tính năng mà họ đồng ý bằng cách tải phiên bản Bitcoin chứa chúng về. Kể cả khi Satoshi đề xuất một thay đổi mà người dùng không muốn, họ có thể chọn cách không tải về và chạy nó. Bitcoin, cũng như các dự án mã nguồn mở khác, là một loại dân chủ không thủ lĩnh - một phương pháp mới để chi phối hành vi trực tuyến của con người. Mỗi máy tính là một phiếu bầu, và ai cũng có thể đưa ra luật mới. Vì Bitcoin là phần mềm tiến hoá được, nên những đồng tiền mã hoá khác rất khó để có thể cạnh tranh được với nó.
    2/ LỊCH SỬ 


    4/ TÍNH HỢP PHÁP

    5/ THAM KHẢO 

    6/ LIÊN KẾT 

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU VỀ BITCOIN TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ ĐỘT PHÁ?

    Posted at  02:22  |  in  Tiền tệ  |  Read More»

    BITCOIN

    Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, BitcoinSign.svg) là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân cấp, được phát hành bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở[9] từ năm 2009[2]. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào[10]

    Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: Không có một ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet[11]. Sự cung ứng Bitcoin là tự động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin được cấp tới các máy tính "đào" Bitcoin để trả công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán trong mạng ngang hàng - được gọi là blockchain. Cuốn sổ cái này sử dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi[5]

    Phí giao dịch có thể áp dụng cho giao dịch mới tùy thuộc vào nguồn tài nguyên của mạng. Ngoài phí giao dịch, các thợ đào còn được trả công cho việc mã hoá các khối (block) nhật ký giao dịch. Cứ mỗi 10 phút, một khối mới được tạo ra kèm theo một lượng Bitcoin được cấp phát. Số bitcoin được cấp cho mỗi khối phụ thuộc vào thời gian hoạt động của mạng lưới. Hiện tại, vào tháng 7 năm 2016, 12,5 bitcoin được cấp phát cho mỗi khối mới. Tốc độ lạm phát sẽ giảm một nửa còn 6,25 bitcoin vào tháng 7 năm 2020 và tiếp tục giảm một nửa sau mỗi chu kỳ 4 năm cho tới khi có tổng cộng 21 triệu Bitcoin được phát hành vào năm 2140[2][12]. Ngoài việc đào Bitcoin, người dùng có thể có Bitcoin bằng cách trao đổi lấy Bitcoin khi bán tiền tệ, hàng hoá, hoặc dịch vụ khác.


    Bitcoin là loại tiền mã hoá điển hình nhất, ra đời đầu tiên, và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử.[4][13] Các doanh nghiệp có xu hướng muốn thanh toán bằng Bitcoin để giảm thiểu chi phí. Đến tháng 6 năm 2016, lượng tiền cơ sở của Bitcoin được định giá khoảng 12 tỷ đô la Mỹ - là loại tiền mã hóa có giá trị thị trường lớn nhất.[14][15] Những biến động lớn trong giá trị của mỗi bitcoin đã tạo nên những lời chỉ trích về tính phù hợp kinh tế của Bitcoin như là một loại tiền tệ.[16]
    Lưu ý rằng, thuật ngữ Bitcoin được viết hoa khi nhắc tới như một giao thức, phần mềm, hoặc cộng đồng và được viết thường khi được nhắc tới như một đơn vị tiền tệ.
    1/ THIẾT KẾ 
    Tích hợp sẵn trong giao thức Bitcoin là công nghệ blockchain. Tất cả giao dịch mua và bán đều được cập nhật trên hệ thống lưu trữ máy tính ngang hàng, được gọi là blockchain (chuỗi khối) - là một cuốn sổ cái ghi lại số dư của mỗi tài khoản và lịch sử tất cả tài khoản tham gia giao dịch trước đó.
    1.1 Blockchain - chuổi khối 
    Mọi dữ liệu trên mạng Internet đều rất dễ dàng bị sao chép, mỗi giao dịch Bitcoin cũng chỉ là một tập tin. Bình thường, khi giao dịch trực tuyến, chúng ta sẽ cần đến một bên trung gian thứ ba mà chúng ta tin tưởng (ví dụ: công ty Paypal, công ty Ngân Lượng, Ngân hàng Vietcombank,...) với một cơ sở dữ liệu tập trung để xác minh giao dịch nhằm chống gian lận khi kẻ gian sử dụng lại tập tin này nhiều lần. Công nghệ blockchain đã giải quyết được bài toán này (double-spending) mà không cần tới bên trung gian thứ ba tin cậy. Blockchain là một cuốn sổ cái ghi lại tất cả các giao dịch. Dữ liệu trong cuốn sổ cái liên tục được mạng lưới máy tính ngang hàng trên thế giới cập nhật và bảo trì. Giao dịch khi A gửi X bitcoin cho B được ghi lại trên toàn hệ thống, tất cả các máy tính trong mạng này sẽ xác minh và ghi lại giao dịch đó vào cuốn sổ cái rồi cấp phát dữ liệu này tới các máy tính khác. Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán vô chủ; các máy tính liên tục thực hiện việc kiểm toán độc lập bằng cách xác minh dữ liệu nhận tới và so sánh với chữ ký của giao dịch đó.
    Về công nghệ, các giao dịch được xác minh bởi thuật toán chữ ký số dựa trên đường cong Elliptic (ECDSA)[17] và được xác nhận bởi chuỗi các quá trình xử lý lần lượt các hàm băm SHA256 bởi các thợ đào Bitcoin. Mỗi khối trong blockchain chứa tất cả thông tin giao dịch trong khối đó trong 1 cây Merkle - là một cây nhị phân có thứ tự được xây dựng từ một dãy các đối tượng dữ liệu sử dụng hàm băm - để đạt hiệu quả cao trong việc lưu trữ và xác minh với lượng dữ liệu lớn các giao dịch. Khi có một giao dịch không hợp lệ, hệ thống sẽ loại bỏ nó bằng cách chọn theo số đông. Cách giải quyết về sự đồng thuận này của công nghệ blockchain là lời giải cho bài toán các vị tướng Byzantine trong ngành khoa học máy tính[18]. Càng có nhiều máy tính tham gia vào hệ thống ngang hàng cho blockchain thì sức mạnh xử lý và độ an toàn của hệ thống blockchain đó càng cao.
    Công nghệ blockchain có rất nhiều ứng dụng khác mà tiền tệ Bitcoin chỉ là một trong số đó, ví dụ: Ứng dụng cho việc đăng ký sử dụng đất đai, các loại công chứng, hợp đồng thông minh (tự động cho phép hoặc hủy giao dịch với một số điều kiện được lập trình sẵn), đăng ký tên miền, quy trình bỏ phiếu,... khi các thuật toán trở nên đáng tin cậy hơn các bên trung gian thứ ba (mà có thể không đáng tin cậy vì tệ nạn tham nhũng). Công nghệ blockchain cho phép những người lạ có thể giao dịch an toàn với nhau mà không cần tin tưởng nhau.
    1.2 Đào Bitcoin 
    Để có thể được cả mạng lưới chấp nhận, khối mới cần phải chứa bằng chứng công việc (proof of work). Proof of work yêu cầu thợ đào tìm kiếm một số nonce, mà khi nội dung của khối được hash (hàm băm mật mã học) cùng nonce, kết quả tạo ra một số nhỏ hơn số target của mạng lưới (số target càng nhỏ thì độ khó càng cao). Nói cách khác: Proof of work rất dễ cho các máy tính xác nhận, nhưng cực kỳ mất nhiều thời gian để có thể tạo ra. Thợ đào phải thử rất nhiều giá trị nonce khác nhau trước khi đạt được độ khó mà mạng lưới yêu cầu.
    Cứ mỗi 2016 khối được tạo ra (mất khoảng 14 ngày), độ khó lại được mạng lưới tự động tinh chỉnh dựa trên khả năng của toàn bộ mạng lưới, với mục đích là để giữ khoảng thời gian giữa các khối mới được tạo ra là 10 phút. Từ tháng 3 năm 2014 tới tháng 3 năm 2015, số lượng nonce trung bình mà máy đào phải hash thử trước khi tạo được ra khối mới đã tăng từ 16,4 tỷ tỷ lên 200,5 tỷ tỷ.
    Cách hệ thống proof of work hoạt động, kèm theo việc xâu chuỗi lại các khối khi dữ liệu của khối mới bao gồm hash của khối cũ, giúp cho việc thay đổi blockchain cực kỳ khó, khi mà kẻ tấn công cần phải thay đổi tất cả các khối phía sau để việc thay đổi một khối được chấp nhận. Điều này đòi hỏi kẻ tấn công cần có hơn 50% sức mạnh xử lý của toàn mạng Blockchain. Các khối mới liên tục được tạo ra, và độ khó của việc thay đổi 1 khối tăng dần theo thời gian với số lượng khối cần thay đổi (còn được gọi là mức xác thực của một khối - confirmations) tăng lên.[19]
    Trong thực tế, các thợ đào thường sẽ tham gia vào các mỏ đào lớn để tập hợp được khả năng tính toán của máy đào thành viên trong mỏ đó nhằm tăng tần suất tạo được ra khối mới, và sau đó tiền công sẽ được chia đều cho thành viên trong mỏ đào. Việc đào mỏ đã tạo ra một loạt công nghệ chuyên biệt để đào Bitcoin. Hiện tại, hệ thống đào Bitcoin hiệu quả nhất sử dụng vi mạch tích hợp chuyên dụng ASIC vì chúng xử lý tính toán số học nhanh hơn bộ vi xử lý máy tính (kể cả trong bo mạch đồ họa) mà lại khi sử dụng ít điện năng hơn.[20]
    1.3 Tài khoản
    Mỗi tài khoản Bitcoin được biểu diễn dưới dạng 1 địa chỉ Bitcoin - là 1 ví Bitcoin của người dùng. Mỗi địa chỉ Bitcoin bao gồm 1 cặp địa chỉ riêng tư (private key) và địa chỉ công khai (public key). Một địa chỉ có 160 bit dữ liệu, vì vậy có thể tạo ra tổng cộng 2160 địa chỉ Bitcoin - tương đương 1048 địa chỉ (để so sánh: Có tổng cộng khoảng 1047 phân tử nước trên trái đất). Ngoài ra địa chỉ còn bao gồm 4 byte checksum nên xác suất mạng lưới chấp nhận địa chỉ Bitcoin gõ sai cực kỳ thấp.
    Bất kỳ ai cũng có thể gửi Bitcoin đến một chiếc ví bằng địa chỉ công khai, còn khoá riêng tư phải được nhập khi chủ ví muốn gửi Bitcoin đi. Vì vậy, việc sở hữu Bitcoin được định nghĩa là sự nắm giữ khoá riêng tư của 1 địa chỉ Bitcoin. Một khi khoá riêng tư bị mất, mạng lưới Bitcoin sẽ không thể xác nhận được việc sở hữu số bitcoin đó, và số bitcoin trong địa chỉ đó sẽ vĩnh viễn bị mất. Ví cho phép người dùng hoàn tất thanh toán giữa các địa chỉ khác nhau bằng cách cập nhật vào blockchain. Khi thực hiện giao dịch bằng thiết bị di động, người dùng có thể sử dụng mã QR để đơn giản hoá quy trình thanh toán.
    Có nhiều loại công cụ quản lý Ví Bitcoin hiện hành. Điển hình: Ví trên nền tảng Web dễ sử dụng nhất, bao gồm: Coinbase, Blockchain.info, BitGo, Xapo; Ví phần mềm: Armory, Bitcoin Core, Multibit HD; Ví cho thiết bị di động: breadwallet, Mycellium; Ví phần cứng: Ledger, Trezor; Hoặc bạn có thể tự in ví giấy cho mình để cất trong tủ an toàn từ một trong các ví trên.[21]
    1.4 Giao dịch
    Một giao dịch là một sự dịch chuyển Bitcoin được phát tán tới mạng lưới Bitcoin và gom vào khối. Mỗi giao dịch đều bao gồm đầu vào (là đầu ra trong giao dịch cũ của số Bitcoin đó), đầu ra (chứa thông tin giao dịch) và một đoạn script chứa các điều kiện giao dịch. Đoạn script được viết bằng ngôn ngữ tương tự như ngôn ngữ Forth này được thiết kế một cách tối giản bởi Satoshi, là một chương trình không Turing-complete để tránh vòng lặp vô hạn. Việc sử dụng script trong giao dịch giúp tích hợp các tính năng nâng cao như hợp đồng thông minh, chỉ cho thanh toán nếu 2 trong 3 bên đồng ý. Giao dịch chỉ được mạng lưới chấp nhận cho vào khối nếu scriptSig kết hợp scriptPubKey trong chương trình đó trả về giá trị true và tổng giá trị trong đầu ra không cao hơn tổng giá trị đầu vào.
    1.5 Tính bảo mật
    Đã có nhiều vụ trộm Bitcoin thành công xảy ra nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là do nạn nhân để lộ khóa riêng tư cho hacker. Cho tới nay, giao thức Bitcoin vẫn chưa hề có lỗ hổng bảo mật nào để làm mất Bitcoin của người dùng mà không dùng đến khóa riêng tư.
    1.6 Tính riêng tư 
    Bitcoin là loại tiền tệ bán ẩn danh, tức là số tiền không gắn với thực thể trong thế giới thật, mà gắn với địa chỉ Bitcoin. Tuy chủ sở hữu địa chỉ Bitcoin không được xác định rõ ràng, nhưng bù lại các giao dịch lại được công khai. Ngoài ra, các giao dịch có thể được liên kết với cá nhân hoặc công ty thông qua việc phân tích dòng giao dịch (ví dụ: nếu các giao dịch chi tiêu từ nhiều nguồn đầu vào thì có thể các nguồn đó đều chung chủ) và kết hợp dữ liệu đến từ các nguồn đã được định danh (các sàn giao dịch Bitcoin có thể được yêu cầu lưu trữ thông tin cá nhân người sử dụng). Mặc dù vậy, cũng như tiền mặt, việc xác định địa chỉ Bitcoin nào gắn với người nào là tương đối khó. Để tăng tính riêng tư, mỗi giao dịch cần sử dụng một địa chỉ Bitcoin mới.
    1.7 Sự tiến hóa của phần mềm Bitcoin 
    Phần mềm Bitcoin được phát hành dưới dạng mã nguồn mở, tức là ai cũng có thể xem được mã nguồn và thay đổi nó. Khi có một tính năng mới cần đưa vào Bitcoin, nhà phát triển phần mềm sẽ đưa ra 1 BIP (Bitcoin Improvement Proposals), bao gồm 1 pull request trên Github. Người sử dụng sẽ bình chọn những tính năng mà họ đồng ý bằng cách tải phiên bản Bitcoin chứa chúng về. Kể cả khi Satoshi đề xuất một thay đổi mà người dùng không muốn, họ có thể chọn cách không tải về và chạy nó. Bitcoin, cũng như các dự án mã nguồn mở khác, là một loại dân chủ không thủ lĩnh - một phương pháp mới để chi phối hành vi trực tuyến của con người. Mỗi máy tính là một phiếu bầu, và ai cũng có thể đưa ra luật mới. Vì Bitcoin là phần mềm tiến hoá được, nên những đồng tiền mã hoá khác rất khó để có thể cạnh tranh được với nó.
    2/ LỊCH SỬ 


    4/ TÍNH HỢP PHÁP

    5/ THAM KHẢO 

    6/ LIÊN KẾT 

    0 comments:

    About-Privacy Policy-Contact us
    Copyright © 2013 THỨC TỈNH - KỶ NGUYÊN ÁNH SÁNG. Blogger Template by Bloggertheme9
    Proudly Powered by Blogger.
    back to top