• Đặc sắc

    XU HƯỚNG và ƯU THẾ CỦA BITCOIN SO VỚI TIỀN THẬT

  • SW-Reg

    Nếu bạn muốn một cuộc sống hạnh phúc hãy buột nó vào mục tiêu. Nhấp vào Đây.

  • Login NEEW

    Nơi Thay Đổi Cuộc Sống...

  • Lãnh Tụ

    Ngài nhận giải Nobel hòa bình 1989

  • 7 thg 5, 2018

    (TBKTSG Online) – Từ năm ngoái đến nay, cụm từ “blockchain” đã dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước khi nó thường được nhắc tới khi nói về cơn sốt tiền ảo. Trên thực tế, công nghệ blockchain cho phép thực hiện các giao dịch kỹ thuật số và lưu trữ hồ sơ có độ an toàn cao. Mặc dù blockchain được lần đầu tiên sử dụng trong đồng tiền kỹ thuật số, công nghệ này có thể được áp dụng cho tất cả các loại giao dịch, trong đó có nông nghiệp.

    Blockchain giúp làm giảm tính không hiệu quả và gian lận trong khi vẫn cải thiện tính an toàn của thực phẩm và nguồn thu của nông dân, và giúp giảm thời gian giao dịch. Về mặt lý thuyết, công nghệ này cho phép người tiêu dùng dùng chiếc điện thoại của mình quét mã vạch của một mặt hàng nông sản hay thực phẩm trong siêu thị và ngay lập tức xem toàn bộ chuỗi cung ứng từ siêu thị đến nông dân. Người tiêu dùng qua đó có thể xác định được độ an toàn của nông sản, thực phẩm. 
    Từ góc nhìn này, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã tổ chức bàn tròn với sự tham gia của các chuyên gia blockchain hàng đầu ở Việt Nam, nhằm làm rõ hơn câu chuyện ứng dụng công nghệ mới này trong ngành nông nghiệp và cung cấp đến độc giả những thông tin hữu ích cho việc lựa chọn, tiêu dùng nông sản an toàn. Bàn tròn có sự tham gia của ông Bình Bùi, Giám đốc điều hành (CEO) TraceVerified; ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ cao Sao Bắc Đẩu (Sao Bắc Đẩu Hitek); ông Vương Quang Long, CEO của TomoChain và ông Vũ Trường Ca, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Lina Network.

    Blockchain và nông sản sạch cho người tiêu dùng - 1
    Với công nghệ blockchain, người tiêu dùng có thể quét mã vạch của một sản phẩm trong siêu thị và xem toàn bộ chuỗi cung ứng từ khi nuôi trồng, chế biến và đến tay người tiêu dùng. Ảnh minh họa: Reuters.
    TBKTSG Online: Blockchain có thể giúp người tiêu dùng truy xuất toàn bộ thông tin và xuất xứ của thực phẩm, điều này đúng hay không? Tại Việt Nam đã có những ứng dụng phần mềm nào đáp ứng được yêu cầu này?
    – Ông Bình Bùi (TraceVerified): Về lý thuyết, theo nghiên cứu của André Jeppsson và Oskar Olsson (như hình bên dưới) cho thấy ứng dụng công nghệ blockchain (decentralized) và công nghệ hiện tại (centralized) là không có sự khác biệt về truy xuất nguồn gốc (traceability). Tuy nhiên, blockchain sẽ làm tăng tính minh bạch (transparency) và giá trị tin tưởng (trustworthy) hơn so với công nghệ hiện tại. Blockchain cũng được đánh giá có tiềm năng (potential) lớn hơn trong tương lai, nhưng cần thêm thời gian hơn để hoàn thiện. Do đó, tính ứng dụng thực tiễn, sự chín muồi (maturity) của công nghệ hiện tại vẫn được đánh giá cao hơn blockchain.Blockchain và nông sản sạch cho người tiêu dùng - 2 
    Tính an toàn của nông sản, thực phẩm do quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm và uy tín của nhà sản xuất. Để có nông sản thực phẩm an toàn, trước hết cần có nhà sản xuất uy tín, mà trong đó, thông tin đúng là một công cụ quan trọng để xây dựng uy tín của nhà sản xuất. Blockchain không phải là cái máy kiểm tra và phát hiện nói dối nên không thể nói nông sản đó là an toàn hay không. Tuy nhiên, dựa trên nền tảng blockchain có thể phát triển được các tính năng, công cụ để định giá thông tin, kiểm soát chéo, lưu trữ, bảo mật tốt hơn. Tại Việt Nam, hiện tại một số ứng dụng đã đạt được sự chín muồi và tính ứng dụng cao như TraceVerified là đủ các công cụ, chức năng để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.
    – Ông Vương Quang Long (TomoChain): Để người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng các sản phẩm nông nghiệp, chúng ta cần giải quyết một trong những vấn đề nổi cộm là sự minh bạch về thông tin.
    Mới đây TomoChain đã hợp tác cùng Binkabi một công ty ứng dụng công nghệ Blockchain vào việc trao đổi các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc và minh bạch hoá thông tin, kèm theo đó là giảm thiểu tối đa chi phí trung gian khi tiến hành các giao dịch. Nhiệm vụ của TomoChain triển khai giải pháp công nghệ trên nền tảng Blockchain cho phép các giao dịch diễn ra một cách nhanh chóng, đáp ứng được lượng giao dịch lớn và vẫn đảm bảo được tính an toàn và minh bạch.
    – Ông Vũ Trường Ca (Lina Network): Vì tính chất nổi bật nhất của blockchain là minh bạch, bất biến không thể thay đổi nên khi áp dụng công nghệ này vào quản trị chuỗi cung ứng thì mọi thông tin của sản phẩm đó luôn được ghi nhận rõ ràng trên hệ thống không thể thay đổi, từ khâu trồng trọt, thu hoạch, đóng gói, vận chuyển, phân phối cho đến tiêu dùng. Với công nghệ blockchain thì việc khẳng định được sự minh bạch trong quy trình sản xuất cung ứng từ nông trại đến siêu thị hoàn toàn có thể.
    Tại Việt Nam có rất nhiều phần mềm quản lý chuỗi cung ứng bằng việc kiểm tra mã vạch ma trận (QR code – mã vạch thế hệ mới). Tuy nhiên các phần mềm này hầu hết chạy trên nền tảng tập trung nghĩa là mọi thông tin có thể bị thay đổi bởi máy chủ trung tâm, dẫn đến việc minh bạch trong việc quản trị chuỗi cung ứng là một dấu hỏi rất lớn.
    Nền tảng (giải pháp) của Lina Network được tối ưu hóa bằng thiết kế lai (hybrid), giúp hệ thống Lina Supply Chain đảm bảo được việc theo dõi nguồn gốc một sản phẩm trong thời gian thực, với khả năng hiển thị minh bạch, khả năng tối ưu hóa và khả năng truy xuất nguồn gốc.
    TBKTSG Online: Việc ứng dụng blockchain vào các bước sản xuất, chứng nhận và chế biến thực phẩm giúp tạo ra tính minh bạch trong một hệ thống không minh bạch và cho phép người tiêu dùng có thể chọn được các nhà cung cấp thực phẩm an toàn. Công nghệ blockchain còn đặc biệt phù hợp với các nhà sản xuất sản phẩm gốc hữu cơ và đã được chứng nhận. Vậy việc ứng dụng này cần bắt đầu ra sao, quy trình như thế nào, có phức tạp hay tốn kém quá đối với nhà sản xuất ở Việt Nam hay không?
    Blockchain và nông sản sạch cho người tiêu dùng - 3
    Ngành nông nghiệp Việt Nam đang ở giai đoạn ban đầu của việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Ảnh minh họa: Chí Thịnh.
    – Ông Bình Bùi (TraceVerified): Các ứng dụng blockchain trong nông nghiệp hiện nay (tính trên toàn thế giới) mới chỉ ở mức độ rất sơ khai, mang tính thử nghiệm. Internet phải mất 50 năm để có thể sử dụng rộng rãi như ngày nay, thì cũng phải cần khoảng một nửa thời gian đó để blockchain được ứng dụng rộng rãi.
    Blockchain không phải là một công cụ phù hợp với sản xuất hữu cơ mà do sản xuất hữu cơ có giá bán cao nên cần tăng cường kiểm soát và giữ uy tín cao. Do đó, nếu có ứng dụng blockchain để có thông tin chính xác hơn là đúng. Nhưng cũng cần phải nói thêm, về sản xuất hữu cơ, quan trọng là kiểm soát quá trình không sử dụng phân, thuốc hóa học trong sản xuất thì blockchain cũng không phải là một cái cổng gác ngăn người sản xuất không sử dụng. Sản xuất hữu cơ cũng rất khó để xác định chính xác sản lượng, nên cũng là một điểm rất khó để có dữ liệu chính xác khi ứng dụng blockchain.
    Để ứng dụng blockchain, cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của các thiết bị có kết nối Internet (IoT) dùng cho việc nhập liệu tự động và phải xác định được rõ các nguyên tắc, quyền hạn, trách nhiệm trong cung cấp, sử dụng thông tin (là tính năng trong smartcontract (hợp đồng thông minh) của blockchain) để tăng mức độ chính xác của thông tin và có thể định giá được thông tin. Như vậy, để áp dụng blockchain, đầu tiên cần có một quy trình sản xuất chính xác, tăng cường sự hỗ trợ của các thiết bị nhập liệu tự động. Độ phức tạp và tốn kém là do thiết lập quy trình và chi phí cho các thiết bị IoT trong sản xuất. Hiện tại, công nghệ blockchain chưa đạt tới mức độ ứng dụng nên chưa thể nói đến chi phí cụ thể.
    – Ông Vương Quang Long (TomoChain): Dữ liệu trong blockchain là hoàn toàn minh bạch với tất cả mọi người và được cập nhật gần như tức thời. Vì vậy, có thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm gần như mọi lúc ở mọi thời điểm và ở bất cứ đâu. Các nhà sản xuất cần có ứng dụng của riêng mình để có thể tận dụng nền tảng công nghệ blockchain một cách hữu hiệu nhất.
    Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tạo ra một ứng dụng như vậy không còn quá tốn kém và hoàn toàn có thể thực hiện được với quy mô và trình độ của các công ty ở Việt Nam. Lợi thế cho thị trường Việt Nam là nguồn nhân lực trẻ lớn với chi phí rẻ, sẵn sàng tham gia đào tạo và làm việc trong ngành công nghệ blockchain.
    – Ông Vũ Trường Ca (Lina Network): Việc ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng có thể áp dụng được với tất cả các doanh nghiệp có quy trình sản xuất chuẩn, đạt chứng chỉ chất lượng theo ngành và có sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt. Lấy ví dụ, khi hợp tác với Lina Network, doanh nghiệp sẽ có cơ hội xây dựng, chuẩn hóa quy trình có sẵn và đưa quy trình lên blockchain tạo sự tin cậy của khách hàng cho nông sản, thực phẩm của họ.
    TBKTSG Online: Ngoài vấn đề kinh phí, một trong những khó khăn lớn nhất đối với người nông dân khi sử dụng blockchain là nó vượt qua sự hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ của họ. Trên thực tế, người nông dân tập trung vào kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Họ không có kinh nghiệm nhiều về việc ứng dụng công nghệ, vậy các nhà phát triển ứng dụng blockchain sẽ phải làm sao để thuyết phục nông dân thay đổi tư duy trong sản xuất và bán hàng?
    – Ông Bình Bùi (TraceVerified): Trươc khi nói đến việc nông dân ứng dụng blockchain, cần phải nói về thông tin trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm. Người tiêu dùng trước giờ mua sản phẩm tin vào người bán và cần ít thông tin. Nay do sự mất an toàn, thiếu tin tưởng người bán thì họ cần nhiều thông tin để biết sản phẩm đó đến từ đâu, ai sản xuất, có an toàn không. Người nông dân trước giờ chỉ tập trung và sản xuất sản phẩm thì nay cần thêm gói thông tin để gia tăng giá trị sản phẩm của mình. Ứng dụng công nghệ sẽ nhằm giúp nông dân gia tăng thông tin, từ đó gia tăng giá bán. Blockchain sẽ giúp định giá thông tin để đưa được các thông tin giá trị hơn tới người tiêu dùng.
    Đúng là nông dân Việt Nam chưa có thói quen trong ghi chép nhật ký sản xuất, cung cấp thông tin sản phẩm để gia tăng giá trị. Sự phát triển của công nghệ sẽ ngày càng hỗ trợ nông dân tốt hơn. Ví dự như với ứng dụng TraceFARM hiện nay, người nông dân thay vì phải ghi chép sẽ chỉ cần chụp ảnh và phần mềm sẽ tự động lữu trữ thời gian, địa điểm sản xuất.
    – Ông Nguyễn Việt Thắng (Sao Bắc Đẩu Hitek): Nhu cầu từ thực tiễn và việc áp dụng blockchain mang đến 2 câu hỏi có tính tương tác. Thứ nhất, người nông dân Việt Nam sẵn sàng cho việc minh bạch trong trồng trọt, sản xuất, nuôi trồng hay chưa. Thứ hai, những quy định quốc tế về an toàn thực phẩm khi người nông dân xuất khẩu sản phẩm của họ và bài toán chi phí – giá thành. Hai câu hỏi này sẽ mang đến tính thực tiễn của việc ứng dụng blockchain trong sản xuất nông nghiệp. Và nhà cung cấp giải pháp công nghệ phải phục vụ đúng và đủ 2 yêu cầu nói trên của người nông dân thì mới thuyết phục được họ ứng dụng blockchain.
    Blockchain và nông sản sạch cho người tiêu dùng - 4
    Giải pháp công nghệ sẽ góp phần giải bài toán về chi phí, năng suất và chất lượng sản phẩm cho người nông dân. Ảnh minh họa: qdnd.vn
    – Ông Vương Quang Long (TomoChain): Công nghệ blockchain đóng vai trò nền tảng cho các giao dịch được thực hiện, chính vì vậy, người tiêu dùng không trực tiếp “tiếp xúc” với công nghệ này mà thông qua các ứng dụng của các bên liên quan. Mức độ thân thiện của các ứng dụng này sẽ quyết định việc liệu người nông dân có thể sử dụng nó một cách dễ dàng hay không. Vấn đề của các nhà phát triển công nghệ blockchain hiện nay là cải thiện quy trình áp dụng đi kèm với đó là mang công nghệ blockchain đến với nhiều doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực hơn trên thực tế.
    – Ông Vũ Trường Ca (Lina Network): Giống như truyền hình, Internet phải mất đến 50 năm mới phổ biến. Một sản phẩm khoa học nào cũng cần có thời gian để chạy thử nghiệm và hoàn thiện. Việc áp dụng blockchain tới tận tay người nông dân “chân lấm, tay bùn” quả là một thách thức lớn với các công ty công nghệ. Tuy nhiên, dù áp dụng công nghệ như thế nào thì vẫn phải có những người nông dân tập trung vào kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt theo quy chuẩn thì doanh nghiệp sản xuất mới có thể tự tin hợp tác cùng nhau phát triển đưa sản phẩm lên blockchain. Dần dần, khi công nghệ đã phổ biến thì chính những người nông dân sẽ tự chuẩn hóa quy trình của chính mình và đưa lên blockchain.
    TBKTSG Online: Vấn đề đặt ra cho hệ sinh thái trên nền tảng blockchain là phải đơn giản và dễ sử dụng. Vậy, là một doanh nghiệp đang phát triển ứng dụng blockchain, công ty đã làm gì để làm cho blockchain sử dụng đơn giản hơn với người nông dân?
    – Ông Bình Bùi (TraceVerified): Hệ sinh thái trên nền tảng blockchain sẽ là rất đơn giản để sử dụng khi có ngày càng có nhiều hơn các thiết bị IoT trên đồng ruộng. Khi đó, dữ liệu sẽ được đưa vào hệ thống một cách tự động để tránh sự can thiệp của con người. Nếu ứng dụng nhiều hơn nữa các thiết bị IoT thì dữ liệu sẽ tự động ghi chép và người nông dân sẽ chỉ cần làm đúng các quy trình nông nghiệp sẽ cho ra các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
    Thế nhưng, theo tôi, khó khăn lớn nhất trong ngành nông nghiệp là sự tác động của thời tiết, dịch hại làm cho sản lượng thay đổi so với kế hoạch. Đây chính là cản trở với ngành nông nghiệp để ứng dụng blockchain trong định giá thông tin và gia tăng giá trị sản phẩm.
    – Ông Nguyễn Việt Thắng (Sao Bắc Đẩu Hitek): Chúng tôi xây dựng các ứng dụng blockchain trên nguyên tắc tạo sự bình đẳng trong tập dữ liệu khách hàng, xây dựng trên cấu trúc dữ liệu có tính phân tán, hướng đến sự minh bạch trong từng điểm kết nối. Khi hình thành như vậy, toàn bộ hệ sinh thái từ thiết bị IoT, dữ liệu thông tin (Big Data), công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI)… đều được vận hành chung trên nguyên tắc và nguyên lý nói trên. 
    Blockchain và nông sản sạch cho người tiêu dùng - 5
    Minh bạch thông tin về nông sản, thực phẩm cũng là cách giúp người tiêu dùng tin tưởng hơn vào chất lượng của chúng. Ảnh minh họa: qtsc.vn
    – Ông Vương Quang Long (TomoChain): Thực tế, người nông dân không làm việc trực tiếp với công nghệ blockchain mà là các kỹ sư công nghệ. Vì vậy, ứng dụng mà người nông dân dùng để cập nhật thông tin sẽ được xây dựng bởi các kỹ sư công nghệ và đội ngũ này có nhiệm vụ đảm bảo tính hữu dụng, thân thiện với người sử dụng và thu thập được đầy đủ thông tin của người sử dụng.
    – Ông Vũ Trường Ca (Lina Network): Thực tế hiện nay, cụm từ “nông nghiệp 4.0” có vẻ đang quá sức đối với người nông dân. Tuy nhiên ở Việt Nam, cụ thể hơn là ở Lâm Đồng, có thể thấy rất nhiều nông dân đã bắt nhịp được với xu thế sản xuất hiện đại qua việc ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ vào nông nghiệp, ví dụ như bộ cảm biến, có thể tự động điều chỉnh và xử lý nhiệt độ trong phòng kính trồng rau, hoa quả. Nên việc ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng tới tay người nông dân trong tương lai hoàn toàn có thể.
    Công ty chúng tôi thường xuyên mở các lớp hướng dẫn, nâng cao kiến thức về áp dụng công nghệ tại nông trại cho bà con nông dân. Việc này cũng giúp chúng tôi hiểu về những mong muốn, kỳ vọng của người nông dân và từ đó thiết kế ứng dụng của mình phù hợp nhất với từng hệ thống nông trại, dù nhỏ lẻ.
    TBKTSG Online: Xin cảm ơn sự tham gia của các vị chuyên gia.
    Thực hiện bởi Thời báo Kinh tế Sài Gòn

    [Trích]Blockchain và nông sản sạch cho người tiêu dùng.

    Posted at  07:51  |  in  Ứng dụng blockchain  |  Read More»

    (TBKTSG Online) – Từ năm ngoái đến nay, cụm từ “blockchain” đã dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước khi nó thường được nhắc tới khi nói về cơn sốt tiền ảo. Trên thực tế, công nghệ blockchain cho phép thực hiện các giao dịch kỹ thuật số và lưu trữ hồ sơ có độ an toàn cao. Mặc dù blockchain được lần đầu tiên sử dụng trong đồng tiền kỹ thuật số, công nghệ này có thể được áp dụng cho tất cả các loại giao dịch, trong đó có nông nghiệp.

    Blockchain giúp làm giảm tính không hiệu quả và gian lận trong khi vẫn cải thiện tính an toàn của thực phẩm và nguồn thu của nông dân, và giúp giảm thời gian giao dịch. Về mặt lý thuyết, công nghệ này cho phép người tiêu dùng dùng chiếc điện thoại của mình quét mã vạch của một mặt hàng nông sản hay thực phẩm trong siêu thị và ngay lập tức xem toàn bộ chuỗi cung ứng từ siêu thị đến nông dân. Người tiêu dùng qua đó có thể xác định được độ an toàn của nông sản, thực phẩm. 
    Từ góc nhìn này, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã tổ chức bàn tròn với sự tham gia của các chuyên gia blockchain hàng đầu ở Việt Nam, nhằm làm rõ hơn câu chuyện ứng dụng công nghệ mới này trong ngành nông nghiệp và cung cấp đến độc giả những thông tin hữu ích cho việc lựa chọn, tiêu dùng nông sản an toàn. Bàn tròn có sự tham gia của ông Bình Bùi, Giám đốc điều hành (CEO) TraceVerified; ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ cao Sao Bắc Đẩu (Sao Bắc Đẩu Hitek); ông Vương Quang Long, CEO của TomoChain và ông Vũ Trường Ca, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Lina Network.

    Blockchain và nông sản sạch cho người tiêu dùng - 1
    Với công nghệ blockchain, người tiêu dùng có thể quét mã vạch của một sản phẩm trong siêu thị và xem toàn bộ chuỗi cung ứng từ khi nuôi trồng, chế biến và đến tay người tiêu dùng. Ảnh minh họa: Reuters.
    TBKTSG Online: Blockchain có thể giúp người tiêu dùng truy xuất toàn bộ thông tin và xuất xứ của thực phẩm, điều này đúng hay không? Tại Việt Nam đã có những ứng dụng phần mềm nào đáp ứng được yêu cầu này?
    – Ông Bình Bùi (TraceVerified): Về lý thuyết, theo nghiên cứu của André Jeppsson và Oskar Olsson (như hình bên dưới) cho thấy ứng dụng công nghệ blockchain (decentralized) và công nghệ hiện tại (centralized) là không có sự khác biệt về truy xuất nguồn gốc (traceability). Tuy nhiên, blockchain sẽ làm tăng tính minh bạch (transparency) và giá trị tin tưởng (trustworthy) hơn so với công nghệ hiện tại. Blockchain cũng được đánh giá có tiềm năng (potential) lớn hơn trong tương lai, nhưng cần thêm thời gian hơn để hoàn thiện. Do đó, tính ứng dụng thực tiễn, sự chín muồi (maturity) của công nghệ hiện tại vẫn được đánh giá cao hơn blockchain.Blockchain và nông sản sạch cho người tiêu dùng - 2 
    Tính an toàn của nông sản, thực phẩm do quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm và uy tín của nhà sản xuất. Để có nông sản thực phẩm an toàn, trước hết cần có nhà sản xuất uy tín, mà trong đó, thông tin đúng là một công cụ quan trọng để xây dựng uy tín của nhà sản xuất. Blockchain không phải là cái máy kiểm tra và phát hiện nói dối nên không thể nói nông sản đó là an toàn hay không. Tuy nhiên, dựa trên nền tảng blockchain có thể phát triển được các tính năng, công cụ để định giá thông tin, kiểm soát chéo, lưu trữ, bảo mật tốt hơn. Tại Việt Nam, hiện tại một số ứng dụng đã đạt được sự chín muồi và tính ứng dụng cao như TraceVerified là đủ các công cụ, chức năng để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.
    – Ông Vương Quang Long (TomoChain): Để người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng các sản phẩm nông nghiệp, chúng ta cần giải quyết một trong những vấn đề nổi cộm là sự minh bạch về thông tin.
    Mới đây TomoChain đã hợp tác cùng Binkabi một công ty ứng dụng công nghệ Blockchain vào việc trao đổi các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc và minh bạch hoá thông tin, kèm theo đó là giảm thiểu tối đa chi phí trung gian khi tiến hành các giao dịch. Nhiệm vụ của TomoChain triển khai giải pháp công nghệ trên nền tảng Blockchain cho phép các giao dịch diễn ra một cách nhanh chóng, đáp ứng được lượng giao dịch lớn và vẫn đảm bảo được tính an toàn và minh bạch.
    – Ông Vũ Trường Ca (Lina Network): Vì tính chất nổi bật nhất của blockchain là minh bạch, bất biến không thể thay đổi nên khi áp dụng công nghệ này vào quản trị chuỗi cung ứng thì mọi thông tin của sản phẩm đó luôn được ghi nhận rõ ràng trên hệ thống không thể thay đổi, từ khâu trồng trọt, thu hoạch, đóng gói, vận chuyển, phân phối cho đến tiêu dùng. Với công nghệ blockchain thì việc khẳng định được sự minh bạch trong quy trình sản xuất cung ứng từ nông trại đến siêu thị hoàn toàn có thể.
    Tại Việt Nam có rất nhiều phần mềm quản lý chuỗi cung ứng bằng việc kiểm tra mã vạch ma trận (QR code – mã vạch thế hệ mới). Tuy nhiên các phần mềm này hầu hết chạy trên nền tảng tập trung nghĩa là mọi thông tin có thể bị thay đổi bởi máy chủ trung tâm, dẫn đến việc minh bạch trong việc quản trị chuỗi cung ứng là một dấu hỏi rất lớn.
    Nền tảng (giải pháp) của Lina Network được tối ưu hóa bằng thiết kế lai (hybrid), giúp hệ thống Lina Supply Chain đảm bảo được việc theo dõi nguồn gốc một sản phẩm trong thời gian thực, với khả năng hiển thị minh bạch, khả năng tối ưu hóa và khả năng truy xuất nguồn gốc.
    TBKTSG Online: Việc ứng dụng blockchain vào các bước sản xuất, chứng nhận và chế biến thực phẩm giúp tạo ra tính minh bạch trong một hệ thống không minh bạch và cho phép người tiêu dùng có thể chọn được các nhà cung cấp thực phẩm an toàn. Công nghệ blockchain còn đặc biệt phù hợp với các nhà sản xuất sản phẩm gốc hữu cơ và đã được chứng nhận. Vậy việc ứng dụng này cần bắt đầu ra sao, quy trình như thế nào, có phức tạp hay tốn kém quá đối với nhà sản xuất ở Việt Nam hay không?
    Blockchain và nông sản sạch cho người tiêu dùng - 3
    Ngành nông nghiệp Việt Nam đang ở giai đoạn ban đầu của việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Ảnh minh họa: Chí Thịnh.
    – Ông Bình Bùi (TraceVerified): Các ứng dụng blockchain trong nông nghiệp hiện nay (tính trên toàn thế giới) mới chỉ ở mức độ rất sơ khai, mang tính thử nghiệm. Internet phải mất 50 năm để có thể sử dụng rộng rãi như ngày nay, thì cũng phải cần khoảng một nửa thời gian đó để blockchain được ứng dụng rộng rãi.
    Blockchain không phải là một công cụ phù hợp với sản xuất hữu cơ mà do sản xuất hữu cơ có giá bán cao nên cần tăng cường kiểm soát và giữ uy tín cao. Do đó, nếu có ứng dụng blockchain để có thông tin chính xác hơn là đúng. Nhưng cũng cần phải nói thêm, về sản xuất hữu cơ, quan trọng là kiểm soát quá trình không sử dụng phân, thuốc hóa học trong sản xuất thì blockchain cũng không phải là một cái cổng gác ngăn người sản xuất không sử dụng. Sản xuất hữu cơ cũng rất khó để xác định chính xác sản lượng, nên cũng là một điểm rất khó để có dữ liệu chính xác khi ứng dụng blockchain.
    Để ứng dụng blockchain, cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của các thiết bị có kết nối Internet (IoT) dùng cho việc nhập liệu tự động và phải xác định được rõ các nguyên tắc, quyền hạn, trách nhiệm trong cung cấp, sử dụng thông tin (là tính năng trong smartcontract (hợp đồng thông minh) của blockchain) để tăng mức độ chính xác của thông tin và có thể định giá được thông tin. Như vậy, để áp dụng blockchain, đầu tiên cần có một quy trình sản xuất chính xác, tăng cường sự hỗ trợ của các thiết bị nhập liệu tự động. Độ phức tạp và tốn kém là do thiết lập quy trình và chi phí cho các thiết bị IoT trong sản xuất. Hiện tại, công nghệ blockchain chưa đạt tới mức độ ứng dụng nên chưa thể nói đến chi phí cụ thể.
    – Ông Vương Quang Long (TomoChain): Dữ liệu trong blockchain là hoàn toàn minh bạch với tất cả mọi người và được cập nhật gần như tức thời. Vì vậy, có thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm gần như mọi lúc ở mọi thời điểm và ở bất cứ đâu. Các nhà sản xuất cần có ứng dụng của riêng mình để có thể tận dụng nền tảng công nghệ blockchain một cách hữu hiệu nhất.
    Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tạo ra một ứng dụng như vậy không còn quá tốn kém và hoàn toàn có thể thực hiện được với quy mô và trình độ của các công ty ở Việt Nam. Lợi thế cho thị trường Việt Nam là nguồn nhân lực trẻ lớn với chi phí rẻ, sẵn sàng tham gia đào tạo và làm việc trong ngành công nghệ blockchain.
    – Ông Vũ Trường Ca (Lina Network): Việc ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng có thể áp dụng được với tất cả các doanh nghiệp có quy trình sản xuất chuẩn, đạt chứng chỉ chất lượng theo ngành và có sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt. Lấy ví dụ, khi hợp tác với Lina Network, doanh nghiệp sẽ có cơ hội xây dựng, chuẩn hóa quy trình có sẵn và đưa quy trình lên blockchain tạo sự tin cậy của khách hàng cho nông sản, thực phẩm của họ.
    TBKTSG Online: Ngoài vấn đề kinh phí, một trong những khó khăn lớn nhất đối với người nông dân khi sử dụng blockchain là nó vượt qua sự hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ của họ. Trên thực tế, người nông dân tập trung vào kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Họ không có kinh nghiệm nhiều về việc ứng dụng công nghệ, vậy các nhà phát triển ứng dụng blockchain sẽ phải làm sao để thuyết phục nông dân thay đổi tư duy trong sản xuất và bán hàng?
    – Ông Bình Bùi (TraceVerified): Trươc khi nói đến việc nông dân ứng dụng blockchain, cần phải nói về thông tin trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm. Người tiêu dùng trước giờ mua sản phẩm tin vào người bán và cần ít thông tin. Nay do sự mất an toàn, thiếu tin tưởng người bán thì họ cần nhiều thông tin để biết sản phẩm đó đến từ đâu, ai sản xuất, có an toàn không. Người nông dân trước giờ chỉ tập trung và sản xuất sản phẩm thì nay cần thêm gói thông tin để gia tăng giá trị sản phẩm của mình. Ứng dụng công nghệ sẽ nhằm giúp nông dân gia tăng thông tin, từ đó gia tăng giá bán. Blockchain sẽ giúp định giá thông tin để đưa được các thông tin giá trị hơn tới người tiêu dùng.
    Đúng là nông dân Việt Nam chưa có thói quen trong ghi chép nhật ký sản xuất, cung cấp thông tin sản phẩm để gia tăng giá trị. Sự phát triển của công nghệ sẽ ngày càng hỗ trợ nông dân tốt hơn. Ví dự như với ứng dụng TraceFARM hiện nay, người nông dân thay vì phải ghi chép sẽ chỉ cần chụp ảnh và phần mềm sẽ tự động lữu trữ thời gian, địa điểm sản xuất.
    – Ông Nguyễn Việt Thắng (Sao Bắc Đẩu Hitek): Nhu cầu từ thực tiễn và việc áp dụng blockchain mang đến 2 câu hỏi có tính tương tác. Thứ nhất, người nông dân Việt Nam sẵn sàng cho việc minh bạch trong trồng trọt, sản xuất, nuôi trồng hay chưa. Thứ hai, những quy định quốc tế về an toàn thực phẩm khi người nông dân xuất khẩu sản phẩm của họ và bài toán chi phí – giá thành. Hai câu hỏi này sẽ mang đến tính thực tiễn của việc ứng dụng blockchain trong sản xuất nông nghiệp. Và nhà cung cấp giải pháp công nghệ phải phục vụ đúng và đủ 2 yêu cầu nói trên của người nông dân thì mới thuyết phục được họ ứng dụng blockchain.
    Blockchain và nông sản sạch cho người tiêu dùng - 4
    Giải pháp công nghệ sẽ góp phần giải bài toán về chi phí, năng suất và chất lượng sản phẩm cho người nông dân. Ảnh minh họa: qdnd.vn
    – Ông Vương Quang Long (TomoChain): Công nghệ blockchain đóng vai trò nền tảng cho các giao dịch được thực hiện, chính vì vậy, người tiêu dùng không trực tiếp “tiếp xúc” với công nghệ này mà thông qua các ứng dụng của các bên liên quan. Mức độ thân thiện của các ứng dụng này sẽ quyết định việc liệu người nông dân có thể sử dụng nó một cách dễ dàng hay không. Vấn đề của các nhà phát triển công nghệ blockchain hiện nay là cải thiện quy trình áp dụng đi kèm với đó là mang công nghệ blockchain đến với nhiều doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực hơn trên thực tế.
    – Ông Vũ Trường Ca (Lina Network): Giống như truyền hình, Internet phải mất đến 50 năm mới phổ biến. Một sản phẩm khoa học nào cũng cần có thời gian để chạy thử nghiệm và hoàn thiện. Việc áp dụng blockchain tới tận tay người nông dân “chân lấm, tay bùn” quả là một thách thức lớn với các công ty công nghệ. Tuy nhiên, dù áp dụng công nghệ như thế nào thì vẫn phải có những người nông dân tập trung vào kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt theo quy chuẩn thì doanh nghiệp sản xuất mới có thể tự tin hợp tác cùng nhau phát triển đưa sản phẩm lên blockchain. Dần dần, khi công nghệ đã phổ biến thì chính những người nông dân sẽ tự chuẩn hóa quy trình của chính mình và đưa lên blockchain.
    TBKTSG Online: Vấn đề đặt ra cho hệ sinh thái trên nền tảng blockchain là phải đơn giản và dễ sử dụng. Vậy, là một doanh nghiệp đang phát triển ứng dụng blockchain, công ty đã làm gì để làm cho blockchain sử dụng đơn giản hơn với người nông dân?
    – Ông Bình Bùi (TraceVerified): Hệ sinh thái trên nền tảng blockchain sẽ là rất đơn giản để sử dụng khi có ngày càng có nhiều hơn các thiết bị IoT trên đồng ruộng. Khi đó, dữ liệu sẽ được đưa vào hệ thống một cách tự động để tránh sự can thiệp của con người. Nếu ứng dụng nhiều hơn nữa các thiết bị IoT thì dữ liệu sẽ tự động ghi chép và người nông dân sẽ chỉ cần làm đúng các quy trình nông nghiệp sẽ cho ra các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
    Thế nhưng, theo tôi, khó khăn lớn nhất trong ngành nông nghiệp là sự tác động của thời tiết, dịch hại làm cho sản lượng thay đổi so với kế hoạch. Đây chính là cản trở với ngành nông nghiệp để ứng dụng blockchain trong định giá thông tin và gia tăng giá trị sản phẩm.
    – Ông Nguyễn Việt Thắng (Sao Bắc Đẩu Hitek): Chúng tôi xây dựng các ứng dụng blockchain trên nguyên tắc tạo sự bình đẳng trong tập dữ liệu khách hàng, xây dựng trên cấu trúc dữ liệu có tính phân tán, hướng đến sự minh bạch trong từng điểm kết nối. Khi hình thành như vậy, toàn bộ hệ sinh thái từ thiết bị IoT, dữ liệu thông tin (Big Data), công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI)… đều được vận hành chung trên nguyên tắc và nguyên lý nói trên. 
    Blockchain và nông sản sạch cho người tiêu dùng - 5
    Minh bạch thông tin về nông sản, thực phẩm cũng là cách giúp người tiêu dùng tin tưởng hơn vào chất lượng của chúng. Ảnh minh họa: qtsc.vn
    – Ông Vương Quang Long (TomoChain): Thực tế, người nông dân không làm việc trực tiếp với công nghệ blockchain mà là các kỹ sư công nghệ. Vì vậy, ứng dụng mà người nông dân dùng để cập nhật thông tin sẽ được xây dựng bởi các kỹ sư công nghệ và đội ngũ này có nhiệm vụ đảm bảo tính hữu dụng, thân thiện với người sử dụng và thu thập được đầy đủ thông tin của người sử dụng.
    – Ông Vũ Trường Ca (Lina Network): Thực tế hiện nay, cụm từ “nông nghiệp 4.0” có vẻ đang quá sức đối với người nông dân. Tuy nhiên ở Việt Nam, cụ thể hơn là ở Lâm Đồng, có thể thấy rất nhiều nông dân đã bắt nhịp được với xu thế sản xuất hiện đại qua việc ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ vào nông nghiệp, ví dụ như bộ cảm biến, có thể tự động điều chỉnh và xử lý nhiệt độ trong phòng kính trồng rau, hoa quả. Nên việc ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng tới tay người nông dân trong tương lai hoàn toàn có thể.
    Công ty chúng tôi thường xuyên mở các lớp hướng dẫn, nâng cao kiến thức về áp dụng công nghệ tại nông trại cho bà con nông dân. Việc này cũng giúp chúng tôi hiểu về những mong muốn, kỳ vọng của người nông dân và từ đó thiết kế ứng dụng của mình phù hợp nhất với từng hệ thống nông trại, dù nhỏ lẻ.
    TBKTSG Online: Xin cảm ơn sự tham gia của các vị chuyên gia.
    Thực hiện bởi Thời báo Kinh tế Sài Gòn

    0 comments:

    Ngay cả khi internet đã được triển khai tới vài năm, nhiều người vẫn tin rằng nó chỉ như một loại mốt thời trang và sẽ chóng bị quên lãng. Tất nhiên là internet đã trở thành một trong những thứ có ảnh hưởng lớn nhất đối với cuộc sống của chúng ta, từ cách chúng ta mua hàng hoá và dịch vụ đến cách chúng ta giao lưu với bạn bè, rồi cả mùa xuân Ả Rập và cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Tuy nhiên, trong những năm 1990, báo chí chính thống đã chế giễu Nicholas Negroponte khi ông tiên đoán rằng hầu hết chúng ta sẽ sớm đọc tin tức trực tuyến thay vì đọc từ một tờ báo giấy.
    Hai thập kỷ sau, liệu chúng ta sẽ sớm nhìn thấy một tác động tương tự từ tiền mã hóa và blockchain? Thực sự có nhiều điểm tương đồng. Giống như internet, các loại tiền mã hóa như Bitcoin được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong các công nghệ cốt lõi kết hợp với một kiến ​​trúc mở mới – blockchain Bitcoin. Giống như internet, công nghệ này được thiết kế để phân tán, với các “lớp”, ở đó mỗi lớp được định nghĩa bằng một giao thức mở tương thích được với nhau, mà trên đó các công ty cũng như các cá nhân có thể xây dựng các sản phẩm và dịch vụ. Giống như trong giai đoạn phát triển ban đầu của internet, có rất nhiều công nghệ cạnh tranh với nhau, vì vậy điều quan trọng là phải xác định được blockchain nào đang được nói đến. Và, giống như internet, ứng dụng công nghệ blockchain là mạnh nhất khi mọi người cùng sử dụng chung một mạng lưới, và vì vậy, trong tương lai có thể tất cả chúng ta đều chỉ nói về một blockchain duy nhất mà thôi.
    Internet và các lớp của nó đã phải mất hàng thập kỷ để phát triển, với mỗi lớp kỹ thuật mới lại mở ra một sự bùng nổ của các hoạt động sáng tạo và kinh doanh. Trước đó, Ethernet chuẩn hóa cách thức mà các máy tính truyền các bit dữ liệu qua dây dẫn, và các công ty như 3Com đã có thể xây dựng các đế chế dựa trên các sản phẩm chuyển mạch mạng của họ. Giao thức TCP/IP được sử dụng để định vị và kiểm soát cách các gói dữ liệu được định tuyến giữa các máy tính. Cisco đã xây dựng các sản phẩm như bộ định tuyến mạng để tận dụng giao thức đó, và vào tháng 3 năm 2000 Cisco là công ty có giá trị nhất trên thế giới. Vào năm 1989, Tim Berners-Lee đã phát triển HTTP, một giao thức mở, không cần cấp phép, và World Wide Web thì đã cho phép các doanh nghiệp như eBay, Google và Amazon hình thành.

    “Ứng dụng sát thủ” của Blockchain

    Nhưng có một điểm khác biệt chính: Internet buổi đầu không bị thương mại hóa, lúc đầu được phát triển thông qua tài trợ quốc phòng và được sử dụng chủ yếu để kết nối các viện nghiên cứu và các trường đại học. Nó không được thiết kế để kiếm tiền, mà là để phát triển một cách thức mạnh mẽ và hiệu quả nhất để xây dựng một mạng lưới. Sự thiếu vắng ban đầu của các doanh nghiệp và lợi ích thương mại là rất quan trọng – nó cho phép tạo ra một kiến ​​trúc mạng chia sẻ các nguồn lực theo cách mà sẽ không xảy ra trong một hệ thống được định hướng phục vụ thị trường.
    “Ứng dụng sát thủ” của Internet buổi ban đầu là email; nó là thứ đã thúc đẩy việc áp dụng và mở rộng mạng lưới. Bitcoin là “ứng dụng sát thủ” của blockchain. Bitcoin thúc đẩy việc áp dụng công nghệ cơ bản của nó là blockchain. Cộng đồng kỹ thuật vững mạnh và quá trình rà soát mã mạnh mẽ làm cho nó trở thành công nghệ blockchain an toàn và tin cậy nhất trong các blockchain. Giống như email, rất có thể Bitcoin sẽ trụ lại. Tuy nhiên, blockchain cũng sẽ hỗ trợ nhiều ứng dụng khác, bao gồm hợp đồng thông minh, đăng ký tài sản, và nhiều loại giao dịch mới vượt xa các ứng dụng tài chính và pháp lý.
    Chúng ta tốt nhất nên hiểu Bitcoin như một mô hình vi mô về cách thức mà một hệ thống tài chính mới, phân tán và tự động, có thể hoạt động. Mặc dù các khả năng hiện tại của nó vẫn còn hạn chế (ví dụ như khối lượng giao dịch thấp so với các hệ thống thanh toán thông thường), nó mang lại một viễn cảnh hấp dẫn về tương lai, bởi vì các mã lập trình của nó mô tả cả một hệ thống quản lý lẫn một hệ thống kinh tế. Ví dụ, giao dịch phải đáp ứng các quy tắc nhất định trước khi chúng có thể được chấp nhận đưa vào blockchain Bitcoin. Thay vì viết các quy tắc và chỉ định một cơ quan giám sát theo dõi các vi phạm, như cách mà hệ thống tài chính hiện nay đang hoạt động, các mã lập trình của Bitcoin đặt ra các quy tắc và mạng lưới sẽ kiểm tra sự tuân thủ các quy tắc đó. Nếu giao dịch vi phạm các quy tắc (ví dụ: nếu chữ ký số không khớp), nó sẽ bị mạng lưới từ chối. Thậm chí “chính sách tiền tệ” của Bitcoin được viết trong mã của nó: tiền mới được phát hành 10 phút một lần, và nguồn cung là hạn chế nên sẽ chỉ có 21 triệu Bitcoin tất cả, một nguyên tắc tiền tệ tương tự như tiêu chuẩn vàng (tức là một hệ thống mà cung tiền được cố định cho một loại hàng hóa và không được quyết định bởi chính phủ).
    Những lựa chọn mà Bitcoin hiện đang cung cấp không phải là hoàn hảo. Trên thực tế, nhiều nhà kinh tế không đồng ý với quy tắc tiền tệ cứng nhắc của Bitcoin, và các luật sư thì lập luận rằng việc điều tiết chỉ bằng các đoạn mã lập trình là thiếu linh hoạt và không cho phép tồn tại vai trò của sự cẩn trọng cần thiết. Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là Bitcoin là thật, và nó thực sự hoạt động. Con người trao giá trị kinh tế thực sự cho Bitcoin. Các “thợ đào”, những người duy trì blockchain Bitcoin, và các “nhà cung cấp ví”, những người viết ra các phần mềm để người sử dụng có thể giao dịch Bitcoin, cũng phải tuân theo các quy tắc, không có ngoại lệ. Blockchain của nó vẫn đứng vững trước các đợt tấn công, và nó hỗ trợ một hệ thống thanh toán tuy cơ bản, nhưng mạnh mẽ. Cơ hội mở rộng việc sử dụng các blockchain để tái thiết lập lại hệ thống tài chính thực sự là vừa gây hoang mang, vừa khiến người ta bị mê hoặc.

    Blockchain – Quá nhiều và quá sớm?

    Không may là sự hăng hái của các nhà đầu tư công nghệ tài chính lại không đi kèm sự phát triển của công nghệ. Chúng ta thường nhìn thấy những cái gọi là blockchain thực ra lại không sáng tạo chút nào, mà chỉ đơn thuần là các cơ sở dữ liệu, vốn đã tồn tại từ hàng chục năm nay, và tự gọi mình là những blockchain chỉ để nhảy vào cuộc chơi thuật ngữ thời thượng.
    Có rất nhiều công ty thời “tiền internet”, ví dụ các nhà khai thác viễn thông và các công ty truyền hình đã cố gắng cung cấp truyền thông đa phương tiện tương tác qua mạng lưới sẵn có của họ, nhưng không công ty nào đủ tốt để trở thành những cái tên đáng nhớ. Chúng ta có thể thấy một xu hướng tương tự đối với công nghệ blockchain. Bối cảnh hiện nay là sự kết hợp của các tổ chức tài chính hiện hành cố gắng cải tiến từng bước và các công ty khởi nghiệp mới xây dựng trên các cơ sở hạ tầng thay đổi nhanh chóng, với hy vọng rằng vũng cát lún sẽ đủ cứng trước khi họ hết đường để chạy.
    Trong trường hợp của tiền mã hóa, chúng ta đang thấy sự đầu tư có phần hung hăng của các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhiều hơn những gì chúng ta đã thấy đối với Internet trong giai đoạn phát triển tương tự. Sự quan tâm quá mức của các nhà đầu tư và doanh nghiệp khiến cho các loại tiền mã hóa khác về cơ bản so với Internet, bởi vì chúng không có vài thập niên gần như không được biết tới như internet, khi mà các nhà nghiên cứu phi thương mại có thể thử nghiệm lặp đi lặp lại và suy nghĩ lại kiến trúc. Đây là một trong những lý do tại sao công việc mà chúng tôi đang thực hiện tại Digital Currency Initiative tại MIT Media Lab là rất quan trọng: nó là một trong số ít những nỗ lực làm việc đáng kể về công nghệ và cơ sở hạ tầng đang được thực hiện mà hoàn toàn tách biệt với các lợi ích và động lực tài chính. Điều này rất quan trọng.
    Hệ thống tài chính hiện tại ở thời điểm này là rất phức tạp, và sự phức tạp đó tạo ra rủi ro. Một hệ thống tài chính phi tập trung mới được tạo ra bởi các loại tiền mã hóa có thể đơn giản hơn nhiều bằng cách loại bỏ các lớp trung gian. Nó có thể giúp bảo vệ trước các rủi ro, và bằng cách lưu chuyển tiền bạc theo những cách mới có thể mở ra tiềm năng cho các loại sản phẩm tài chính mới. Tiền mã hóa có thể mở cửa hệ thống tài chính đối với những người hiện đang bị buộc phải đứng ngoài, làm giảm các rào cản khi gia nhập, và cho phép cạnh tranh tốt hơn. Các nhà quản lý có thể tái thiết kế lại hệ thống tài chính bằng cách suy nghĩ lại cách nào là tốt nhất để đạt được các mục tiêu chính sách mà không phải làm yếu đi các tiêu chuẩn. Chúng ta cũng có thể có cơ hội để giảm thiểu rủi ro hệ thống: giống như người sử dụng, các nhà quản lý cũng vấp phải vấn đề về sự thiếu minh bạch. Nghiên cứu cho thấy việc làm cho hệ thống minh bạch hơn sẽ cắt ngắn chuỗi các trung gian và giảm chi phí cho người sử dụng hệ thống tài chính.
    Kết:
    Mục đích sử dụng chính và ngay cả các giá trị của những người sử dụng công nghệ và cơ sở hạ tầng mới có xu hướng thay đổi mạnh mẽ khi các công nghệ này trưởng thành. Điều này chắc chắn cũng sẽ đúng với công nghệ blockchain.
    Bitcoin lúc đầu được tạo ra như là sự phản ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Cộng đồng nguyên thủy của nó có chủ yếu bao gồm những người theo chủ nghĩa tự do và những người chống chính phủ, có nhiều điểm tương tự như văn hoá phần mềm tự do, nơi sự chống đối với việc thương mại hóa các sản phẩm luôn diễn ra một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều khả năng là, giống như Linux bây giờ đã được nhúng trong hầu hết các ứng dụng và dịch vụ thương mại, nhiều ứng dụng của blockchain cuối cùng có thể sẽ trở thành tiêu chuẩn cho công ty lớn, các chính phủ và các ngân hàng trung ương.
    Tương tự như vậy, nhiều người cho rằng công nghệ blockchain và công nghệ tài chính chỉ đơn giản là một công nghệ mới để giao hàng – giống như CD-ROM. Trong thực tế, có nhiều khả năng những điều công nghệ blockchain sẽ làm với hệ thống tài chính sẽ giống những gì mà internet đã làm với các công ty truyền thông và các công ty quảng cáo. Việc cơ cấu lại căn bản một phần cốt lõi của nền kinh tế là một thách thức lớn đối với các công ty đương nhiệm đang hoạt động trên đó. Chuẩn bị cho những thay đổi này có nghĩa là đầu tư vào nghiên cứu và thử nghiệm. Những người làm như vậy sẽ có được vị trí xuất phát tốt để tiến lên một cách mạnh mẽ trong một hệ thống tài chính mới đang nổi lên.

    — Joichi Ito, Neha Narula & Robleh Ali, Harvard Business Review
    Biên tập bởi: Peergopeer.com

    [Sưu tầm]Tác động của công nghệ Blockchain đối với ngành tài chính.

    Posted at  07:09  |  in  Cryptocurrency  |  Read More»

    Ngay cả khi internet đã được triển khai tới vài năm, nhiều người vẫn tin rằng nó chỉ như một loại mốt thời trang và sẽ chóng bị quên lãng. Tất nhiên là internet đã trở thành một trong những thứ có ảnh hưởng lớn nhất đối với cuộc sống của chúng ta, từ cách chúng ta mua hàng hoá và dịch vụ đến cách chúng ta giao lưu với bạn bè, rồi cả mùa xuân Ả Rập và cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Tuy nhiên, trong những năm 1990, báo chí chính thống đã chế giễu Nicholas Negroponte khi ông tiên đoán rằng hầu hết chúng ta sẽ sớm đọc tin tức trực tuyến thay vì đọc từ một tờ báo giấy.
    Hai thập kỷ sau, liệu chúng ta sẽ sớm nhìn thấy một tác động tương tự từ tiền mã hóa và blockchain? Thực sự có nhiều điểm tương đồng. Giống như internet, các loại tiền mã hóa như Bitcoin được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong các công nghệ cốt lõi kết hợp với một kiến ​​trúc mở mới – blockchain Bitcoin. Giống như internet, công nghệ này được thiết kế để phân tán, với các “lớp”, ở đó mỗi lớp được định nghĩa bằng một giao thức mở tương thích được với nhau, mà trên đó các công ty cũng như các cá nhân có thể xây dựng các sản phẩm và dịch vụ. Giống như trong giai đoạn phát triển ban đầu của internet, có rất nhiều công nghệ cạnh tranh với nhau, vì vậy điều quan trọng là phải xác định được blockchain nào đang được nói đến. Và, giống như internet, ứng dụng công nghệ blockchain là mạnh nhất khi mọi người cùng sử dụng chung một mạng lưới, và vì vậy, trong tương lai có thể tất cả chúng ta đều chỉ nói về một blockchain duy nhất mà thôi.
    Internet và các lớp của nó đã phải mất hàng thập kỷ để phát triển, với mỗi lớp kỹ thuật mới lại mở ra một sự bùng nổ của các hoạt động sáng tạo và kinh doanh. Trước đó, Ethernet chuẩn hóa cách thức mà các máy tính truyền các bit dữ liệu qua dây dẫn, và các công ty như 3Com đã có thể xây dựng các đế chế dựa trên các sản phẩm chuyển mạch mạng của họ. Giao thức TCP/IP được sử dụng để định vị và kiểm soát cách các gói dữ liệu được định tuyến giữa các máy tính. Cisco đã xây dựng các sản phẩm như bộ định tuyến mạng để tận dụng giao thức đó, và vào tháng 3 năm 2000 Cisco là công ty có giá trị nhất trên thế giới. Vào năm 1989, Tim Berners-Lee đã phát triển HTTP, một giao thức mở, không cần cấp phép, và World Wide Web thì đã cho phép các doanh nghiệp như eBay, Google và Amazon hình thành.

    “Ứng dụng sát thủ” của Blockchain

    Nhưng có một điểm khác biệt chính: Internet buổi đầu không bị thương mại hóa, lúc đầu được phát triển thông qua tài trợ quốc phòng và được sử dụng chủ yếu để kết nối các viện nghiên cứu và các trường đại học. Nó không được thiết kế để kiếm tiền, mà là để phát triển một cách thức mạnh mẽ và hiệu quả nhất để xây dựng một mạng lưới. Sự thiếu vắng ban đầu của các doanh nghiệp và lợi ích thương mại là rất quan trọng – nó cho phép tạo ra một kiến ​​trúc mạng chia sẻ các nguồn lực theo cách mà sẽ không xảy ra trong một hệ thống được định hướng phục vụ thị trường.
    “Ứng dụng sát thủ” của Internet buổi ban đầu là email; nó là thứ đã thúc đẩy việc áp dụng và mở rộng mạng lưới. Bitcoin là “ứng dụng sát thủ” của blockchain. Bitcoin thúc đẩy việc áp dụng công nghệ cơ bản của nó là blockchain. Cộng đồng kỹ thuật vững mạnh và quá trình rà soát mã mạnh mẽ làm cho nó trở thành công nghệ blockchain an toàn và tin cậy nhất trong các blockchain. Giống như email, rất có thể Bitcoin sẽ trụ lại. Tuy nhiên, blockchain cũng sẽ hỗ trợ nhiều ứng dụng khác, bao gồm hợp đồng thông minh, đăng ký tài sản, và nhiều loại giao dịch mới vượt xa các ứng dụng tài chính và pháp lý.
    Chúng ta tốt nhất nên hiểu Bitcoin như một mô hình vi mô về cách thức mà một hệ thống tài chính mới, phân tán và tự động, có thể hoạt động. Mặc dù các khả năng hiện tại của nó vẫn còn hạn chế (ví dụ như khối lượng giao dịch thấp so với các hệ thống thanh toán thông thường), nó mang lại một viễn cảnh hấp dẫn về tương lai, bởi vì các mã lập trình của nó mô tả cả một hệ thống quản lý lẫn một hệ thống kinh tế. Ví dụ, giao dịch phải đáp ứng các quy tắc nhất định trước khi chúng có thể được chấp nhận đưa vào blockchain Bitcoin. Thay vì viết các quy tắc và chỉ định một cơ quan giám sát theo dõi các vi phạm, như cách mà hệ thống tài chính hiện nay đang hoạt động, các mã lập trình của Bitcoin đặt ra các quy tắc và mạng lưới sẽ kiểm tra sự tuân thủ các quy tắc đó. Nếu giao dịch vi phạm các quy tắc (ví dụ: nếu chữ ký số không khớp), nó sẽ bị mạng lưới từ chối. Thậm chí “chính sách tiền tệ” của Bitcoin được viết trong mã của nó: tiền mới được phát hành 10 phút một lần, và nguồn cung là hạn chế nên sẽ chỉ có 21 triệu Bitcoin tất cả, một nguyên tắc tiền tệ tương tự như tiêu chuẩn vàng (tức là một hệ thống mà cung tiền được cố định cho một loại hàng hóa và không được quyết định bởi chính phủ).
    Những lựa chọn mà Bitcoin hiện đang cung cấp không phải là hoàn hảo. Trên thực tế, nhiều nhà kinh tế không đồng ý với quy tắc tiền tệ cứng nhắc của Bitcoin, và các luật sư thì lập luận rằng việc điều tiết chỉ bằng các đoạn mã lập trình là thiếu linh hoạt và không cho phép tồn tại vai trò của sự cẩn trọng cần thiết. Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là Bitcoin là thật, và nó thực sự hoạt động. Con người trao giá trị kinh tế thực sự cho Bitcoin. Các “thợ đào”, những người duy trì blockchain Bitcoin, và các “nhà cung cấp ví”, những người viết ra các phần mềm để người sử dụng có thể giao dịch Bitcoin, cũng phải tuân theo các quy tắc, không có ngoại lệ. Blockchain của nó vẫn đứng vững trước các đợt tấn công, và nó hỗ trợ một hệ thống thanh toán tuy cơ bản, nhưng mạnh mẽ. Cơ hội mở rộng việc sử dụng các blockchain để tái thiết lập lại hệ thống tài chính thực sự là vừa gây hoang mang, vừa khiến người ta bị mê hoặc.

    Blockchain – Quá nhiều và quá sớm?

    Không may là sự hăng hái của các nhà đầu tư công nghệ tài chính lại không đi kèm sự phát triển của công nghệ. Chúng ta thường nhìn thấy những cái gọi là blockchain thực ra lại không sáng tạo chút nào, mà chỉ đơn thuần là các cơ sở dữ liệu, vốn đã tồn tại từ hàng chục năm nay, và tự gọi mình là những blockchain chỉ để nhảy vào cuộc chơi thuật ngữ thời thượng.
    Có rất nhiều công ty thời “tiền internet”, ví dụ các nhà khai thác viễn thông và các công ty truyền hình đã cố gắng cung cấp truyền thông đa phương tiện tương tác qua mạng lưới sẵn có của họ, nhưng không công ty nào đủ tốt để trở thành những cái tên đáng nhớ. Chúng ta có thể thấy một xu hướng tương tự đối với công nghệ blockchain. Bối cảnh hiện nay là sự kết hợp của các tổ chức tài chính hiện hành cố gắng cải tiến từng bước và các công ty khởi nghiệp mới xây dựng trên các cơ sở hạ tầng thay đổi nhanh chóng, với hy vọng rằng vũng cát lún sẽ đủ cứng trước khi họ hết đường để chạy.
    Trong trường hợp của tiền mã hóa, chúng ta đang thấy sự đầu tư có phần hung hăng của các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhiều hơn những gì chúng ta đã thấy đối với Internet trong giai đoạn phát triển tương tự. Sự quan tâm quá mức của các nhà đầu tư và doanh nghiệp khiến cho các loại tiền mã hóa khác về cơ bản so với Internet, bởi vì chúng không có vài thập niên gần như không được biết tới như internet, khi mà các nhà nghiên cứu phi thương mại có thể thử nghiệm lặp đi lặp lại và suy nghĩ lại kiến trúc. Đây là một trong những lý do tại sao công việc mà chúng tôi đang thực hiện tại Digital Currency Initiative tại MIT Media Lab là rất quan trọng: nó là một trong số ít những nỗ lực làm việc đáng kể về công nghệ và cơ sở hạ tầng đang được thực hiện mà hoàn toàn tách biệt với các lợi ích và động lực tài chính. Điều này rất quan trọng.
    Hệ thống tài chính hiện tại ở thời điểm này là rất phức tạp, và sự phức tạp đó tạo ra rủi ro. Một hệ thống tài chính phi tập trung mới được tạo ra bởi các loại tiền mã hóa có thể đơn giản hơn nhiều bằng cách loại bỏ các lớp trung gian. Nó có thể giúp bảo vệ trước các rủi ro, và bằng cách lưu chuyển tiền bạc theo những cách mới có thể mở ra tiềm năng cho các loại sản phẩm tài chính mới. Tiền mã hóa có thể mở cửa hệ thống tài chính đối với những người hiện đang bị buộc phải đứng ngoài, làm giảm các rào cản khi gia nhập, và cho phép cạnh tranh tốt hơn. Các nhà quản lý có thể tái thiết kế lại hệ thống tài chính bằng cách suy nghĩ lại cách nào là tốt nhất để đạt được các mục tiêu chính sách mà không phải làm yếu đi các tiêu chuẩn. Chúng ta cũng có thể có cơ hội để giảm thiểu rủi ro hệ thống: giống như người sử dụng, các nhà quản lý cũng vấp phải vấn đề về sự thiếu minh bạch. Nghiên cứu cho thấy việc làm cho hệ thống minh bạch hơn sẽ cắt ngắn chuỗi các trung gian và giảm chi phí cho người sử dụng hệ thống tài chính.
    Kết:
    Mục đích sử dụng chính và ngay cả các giá trị của những người sử dụng công nghệ và cơ sở hạ tầng mới có xu hướng thay đổi mạnh mẽ khi các công nghệ này trưởng thành. Điều này chắc chắn cũng sẽ đúng với công nghệ blockchain.
    Bitcoin lúc đầu được tạo ra như là sự phản ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Cộng đồng nguyên thủy của nó có chủ yếu bao gồm những người theo chủ nghĩa tự do và những người chống chính phủ, có nhiều điểm tương tự như văn hoá phần mềm tự do, nơi sự chống đối với việc thương mại hóa các sản phẩm luôn diễn ra một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều khả năng là, giống như Linux bây giờ đã được nhúng trong hầu hết các ứng dụng và dịch vụ thương mại, nhiều ứng dụng của blockchain cuối cùng có thể sẽ trở thành tiêu chuẩn cho công ty lớn, các chính phủ và các ngân hàng trung ương.
    Tương tự như vậy, nhiều người cho rằng công nghệ blockchain và công nghệ tài chính chỉ đơn giản là một công nghệ mới để giao hàng – giống như CD-ROM. Trong thực tế, có nhiều khả năng những điều công nghệ blockchain sẽ làm với hệ thống tài chính sẽ giống những gì mà internet đã làm với các công ty truyền thông và các công ty quảng cáo. Việc cơ cấu lại căn bản một phần cốt lõi của nền kinh tế là một thách thức lớn đối với các công ty đương nhiệm đang hoạt động trên đó. Chuẩn bị cho những thay đổi này có nghĩa là đầu tư vào nghiên cứu và thử nghiệm. Những người làm như vậy sẽ có được vị trí xuất phát tốt để tiến lên một cách mạnh mẽ trong một hệ thống tài chính mới đang nổi lên.

    — Joichi Ito, Neha Narula & Robleh Ali, Harvard Business Review
    Biên tập bởi: Peergopeer.com

    0 comments:

    About-Privacy Policy-Contact us
    Copyright © 2013 THỨC TỈNH - KỶ NGUYÊN ÁNH SÁNG. Blogger Template by Bloggertheme9
    Proudly Powered by Blogger.
    back to top